Mua bán chất ma túy dạng nước trái cây có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Mua bán chất ma túy dạng nước trái cây có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy như sau:
Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;
q) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trước tiên cần xác định ma túy dạng nước trái cây thuộc vào loại chất ma túy nào. Người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy dạng nước trái cây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tử hình.
Mua bán chất ma túy dạng nước trái cây có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Hình từ Internet)
Hình phạt cao nhất đối với hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dạng nước trái cây?
Tại khoản 4 Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 65 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội sản xuất trái phép chất ma túy như sau:
Tội sản xuất trái phép chất ma túy
....
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
Như vậy, hình phạt cao nhất đối với hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dạng nước trái cây là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy dạng nước trái cây bị phạt bao nhiêu năm tù?
Tại Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, người có hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy dạng nước trái cây có thể bị phạt từ từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?