Những trường hợp nào được miễn, hoãn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong CAND?

Đối tượng nào phải thực hiện huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân? Nội dung huấn luyện là gì? Những trường hợp nào được miễn, hoãn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ?

Đối tượng nào phải thực hiện huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân về đối tượng tham gia huấn luyện có quy định như sau:

Đối tượng, hình thức huấn luyện
1. Đối tượng huấn luyện:
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh).
b) Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,
c) Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.
d) Cán bộ làm công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
đ) Cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
e) Lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; lái tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
...

Vậy, những đối tượng sau nằm trong diện thực hiện công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân, cụ thể:

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh.

- Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Đội trưởng, Phó Đội trưởng các đội nghiệp vụ được giao thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa, cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đội trưởng, Phó Đội trưởng đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp huyện.

- Cán bộ làm công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; lái tàu, xuồng, ca nô chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Những trường hợp nào được miễn hoãn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ?

Những trường hợp nào được miễn hoãn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong CAND? (Hình từ Internet)

Nội dung huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân là gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân về nội dung huấn luyện có quy định như sau:

Nội dung huấn luyện
1. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Thực hành huấn luyện thể lực.
5. Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
6. Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.
7. Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
8. Thực hành thao tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
9. Bổ túc tay lái cho lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; công tác sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Vậy, các cán bộ, chiến sĩ sẽ thực hiện công tác huấn luyện theo nội dung sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Lý thuyết về kỹ thuật cá nhân; chiến thuật, kỹ thuật; đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Lý thuyết về công tác chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành huấn luyện thể lực.

- Thực hành kỹ thuật cá nhân về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành đội hình chữa cháy, đội hình cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Thực hành thao tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Bổ túc tay lái cho lái xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ; công tác sửa chữa phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Những trường hợp nào được miễn, hoãn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong CAND?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 02/2023/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân về những đối tượng được miễn, hoãn tham gia huấn luyện về chữa cháy và cứu nạn trong Công an nhân dân có quy định như sau:

Các trường hợp được miễn, hoãn huấn luyện
1. Trường hợp được miễn huấn luyện:
a) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo; bệnh trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
b) Trong thời gian công tác biệt phái.
c) Có thông báo nghỉ chờ hưởng chế độ hưu trí.
d) Đang học tập trung tại học viện, trường trong và ngoài ngành Công an từ 12 tháng trở lên.
đ) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Trường hợp được hoãn huấn luyện:
Cán bộ, chiến sĩ bị ốm, đau, nghỉ đột xuất, đi công tác có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc được lãnh đạo đơn vị cho nghỉ vào thời điểm huấn luyện. Các trường hợp được hoãn huấn luyện phải tham gia huấn luyện bổ sung trong kỳ tiếp theo các nội dung chưa thực hiện.

Theo đó, những trường hợp sau được miễn, hoãn tham gia huấn luyện chữa cháy và cứu nạn trong Công an nhân dân:

- Trường hợp được miễn:

+ Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo; bệnh trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định pháp luật;

+ Trong thời gian công tác biệt phái.

+ Có thông báo nghỉ chờ hưởng chế độ hưu trí.

+ Đang học tập trung tại học viện, trường trong và ngoài ngành Công an từ 12 tháng trở lên.

+ Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Trường hợp được hoãn: Cán bộ, chiến sĩ bị ốm, đau, nghỉ đột xuất, đi công tác có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc được lãnh đạo đơn vị cho nghỉ vào thời điểm huấn luyện. Tuy nhiên, những cái bộ, chiến sĩ này phải tham gia huấn luyện bổ sung trong kỳ tiếp theo các nội dung chưa thực hiện.

Trân trọng!

Chữa cháy và cứu nạn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chữa cháy và cứu nạn
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào được miễn, hoãn huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong CAND?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí đánh giá đối với huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn trong Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chữa cháy và cứu nạn
Nguyễn Võ Linh Trang
548 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chữa cháy và cứu nạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chữa cháy và cứu nạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào