Biên bản kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải ghi những nội dung gì? Có được giao bảo quản tài sản kê biên cho pháp nhân thương mại đang bị thi hành cưỡng chế không?
Biên bản kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải ghi những nội dung gì?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Biên bản kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên; mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
2. Đại diện cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
Theo đó, biên bản kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải ghi những nội dung:
- Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản;
- Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên;
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người chứng kiến;
- Đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên; mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
Biên bản kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải ghi những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Có được giao bảo quản tài sản kê biên cho pháp nhân thương mại đang bị thi hành cưỡng chế không?
Theo Điều 31 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giao bảo quản tài sản kê biên
1. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện kê biên tài sản lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho pháp nhân thương mại hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
b) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản;
c) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản khác thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian bàn giao bảo quản; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và phải được ký đảm bảo vào phần cuối của từng trang biên bản.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người được giao bảo quản tài sản, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Biên bản có nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ 01 bản.
4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
5. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện kê biên tài sản lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
- Giao cho pháp nhân thương mại hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
- Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản;
- Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
Như vậy, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền có thể chọn pháp nhân thương mại đang bị cưỡng chế thi hành án được nhận tài sản kê biên bảo quản.
Định giá tài sản kê biên có được tiến hành tại trụ sở pháp nhân thương mại bị cưỡng chế không?
Tại Điều 32 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Định giá tài sản kê biên
1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của pháp nhân thương mại bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc việc định giá do tổ chức thẩm định giá thực hiện.
2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá. Hội đồng định giá tài sản gồm có Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập Hội đồng định giá hoặc kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản, tổ chức thẩm định giá phải tiến hành việc định giá. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
3. Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, phương pháp tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
Theo đó, việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của pháp nhân thương mại bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc việc định giá do tổ chức thẩm định giá thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?