Có những biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại nào? Phải gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn bao lâu?
Có những biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
1. Phong tỏa tài khoản.
2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Theo đó, có 03 biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại bao gồm:
- Phong tỏa tài khoản.
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
- Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Có những biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại nào? (Hình từ Internet)
Phải gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn bao lâu?
Theo Điều 6 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định này thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện.
Theo đó, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại trong thời hạn 03 ngày ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan, pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại bằng kê biên tài sản có cần phải có mặt đại diện pháp nhân thương mại không?
Theo Điều 29 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thi hành kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ, trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên, đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến. Trường hợp được triệu tập, thông báo hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản kê biên vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
4. Chỉ được kê biên tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
5. Chỉ kê biên những tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đồng sở hữu với người khác nếu không đủ để thi hành Quyết định kê biên tài sản. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Theo đó, khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên, đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến.
Trường hợp được triệu tập, thông báo hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản kê biên vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?