Mẫu giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh mới nhất năm 2023?
- Việc xác nhận doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo mẫu nào?
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp nào?
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi nào?
Việc xác nhận doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo mẫu nào?
Phụ lục V-11 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh như sau:
Tải về mẫu giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh: Tại đây
Theo quy định nêu trên, việc xác nhận doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo mẫu giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh quy định tại Phụ lục V-11 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Việc xác nhận doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp nào?
Khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp mà cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định nêu trên, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi nào?
Khoản 3 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
2. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mẫu giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?