Công chức nhận hối lộ thì bị kỷ luật với hình thức nào? Công chức nhận hối lộ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Cho tôi hỏi công chức nhận hối lộ thì bị kỷ luật với hình thức nào? Câu hỏi của anh Trường (Gia Lai).

Các hình thức xử lý kỉ luật đối với công chức ?

Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Cụ thể

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.

Do đó, đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 04 hình thức kỷ luật là:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ bậc lương.

+ Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 05 hình thức kỷ luật là:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng chức

+ Cách chức

+ Buộc thôi việc.

Trong đó, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được hưởng phụ cấp lãnh đạo.

Công chức nhận hối lộ thì bị kỷ luật với hình thức nào? Công chức nhận hối lộ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Công chức nhận hối lộ thì bị kỷ luật với hình thức nào? Công chức nhận hối lộ bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)

Công chức nhận hối lộ thì bị kỷ luật với hình thức nào?

Nhận hối lộ được xem là hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện các hành vi được liệt kê theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về các hành vi tham nhũng, bao gồm:

Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
.....

Theo đó, hành vi nhận hối lộ của công chức được xem là một hành vi tham nhũng.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với công chức, cụ thể:

Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
....
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
......

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định áp dụng hình thức kỉ luật cảnh cáo đối với công chức, cụ thể:

Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;

Và tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về hình thức kỷ luật công chức là buộc thôi việc, cụ thể:

Quyết định kỷ luật công chức
...
2. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
....

Ngoài ra, tại Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cụ thể:

Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Và tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức, cách chức đối với công chức có giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Cụ thể:

- Áp dụng Hình thức kỷ luật giáng chức khi công chức nhận hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;

+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng

- Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức khi công chức nhận hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Công chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm

+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;

Vậy nên, công chức có hành nhận hối lộ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

- Trường hợp công chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng có thể nhận hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Công chức nhận hối lộ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Công chức bị xử lý hình sự đối với hành vi nhận hối lộ.

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội nhận hối lộ như sau:

Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, công chức có hành vi nhận hối lộ có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy thuộc vào tính chất của vụ án và phán quyết của Tòa án có thẩm quyền.

Trân trọng!

Các hình thức kỷ luật đối với công chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Các hình thức kỷ luật đối với công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức đương nhiên bị buộc thôi việc trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có hành vi tham nhũng bị kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt giáng chức và cách chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức đánh bạc xử lý kỷ luật như thế nào? Công chức đánh bạc có phải đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Kỷ luật công chức
Hỏi đáp pháp luật
6 hình thức kỷ luật công chức không thi hành bản án hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Về xử lý kỷ luật công chức
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về xử phạt trách nhiệm công chức
Hỏi đáp pháp luật
Kỷ luật cán bộ công chức
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Các hình thức kỷ luật đối với công chức
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
4,565 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào