Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm những gì? Thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm những nội dung gì?
Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm những gì?
Tại khoản 2 Điều 44 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí
1. Trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, trên cơ sở quy định trong hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
a) Tổng quan về hợp đồng dầu khí;
b) Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí (nếu có);
c) Tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
d) Đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
đ) Tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
e) Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm;
g) Dự kiến kết quả đạt được, đánh giá rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí;
h) Kết luận và kiến nghị.
...........
Như vậy, nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
- Tổng quan về hợp đồng dầu khí;
- Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí (nếu có);
- Tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
- Đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
- Tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
- Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm;
- Dự kiến kết quả đạt được, đánh giá rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí;
- Kết luận và kiến nghị.
Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm những gì?
Tại khoản 3 Điều 44 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí
.......
3. Nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
b) Đánh giá tính hợp lý của số liệu về đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
c) Đánh giá tính khả thi, hợp lý của tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
d) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
đ) Đánh giá kết quả đạt được và các rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí.
4. Trong trường hợp có sự thay đổi các nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí quy định tại khoản 2 Điều này, nhà thầu đề nghị điều chỉnh chương trình, trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt.
5. Trong quá trình phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí, nhà thầu có thể đề xuất tiến hành thăm dò dầu khí bổ sung và lập chương trình thăm dò dầu khí bổ sung, trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp của tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
- Đánh giá tính hợp lý của số liệu về đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
- Đánh giá tính khả thi, hợp lý của tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
- Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
- Đánh giá kết quả đạt được và các rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Cơ quan nào thẩm định, phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí?
Tại Điều 45 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí
1. Trên cơ sở kết quả thăm dò, thẩm lượng dầu khí, nếu phát hiện dầu khí có tính thương mại trong diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm:
a) Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí;
b) Tài liệu khảo sát địa chấn và phương pháp địa vật lý thăm dò khác; tài liệu khoan; tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
c) Địa chất khu vực, địa chất mỏ;
d) Thông số vỉa chứa bao gồm thành tạo địa chất các thân chứa dầu khí, địa vật lý giếng khoan, công nghệ mỏ, kết quả khai thác, bơm ép dầu, khí, nước (nếu có);
đ) Tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí của phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí;
e) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá kết quả thực hiện công tác thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
b) Tính hợp lý về địa chất, mô hình địa chất vỉa chứa, thông số vỉa chứa và công nghệ mỏ;
c) Tính hợp lý và độ tin cậy của kết quả tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu và trữ lượng dầu khí.
4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tài nguyên, trữ lượng dầu khí của các mỏ dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và cập nhật hằng năm thông tin về tài nguyên, trữ lượng dầu khí báo cáo Bộ Công Thương.
5. Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí của từng mỏ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại và sau đó cập nhật định kỳ 05 năm. Trường hợp tổng lượng dầu khí tại chỗ ban đầu có thay đổi lớn hơn 15% so với phê duyệt gần nhất, nhà thầu lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí cập nhật trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt theo quy định của Điều này.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí.
Như vậy, trên cơ sở kết quả thăm dò, thẩm lượng dầu khí, nếu phát hiện dầu khí có tính thương mại trong diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?