Hướng dẫn áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm đã qua sử dụng?
Những tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng?
Tại Điều 4 Thông tư 36/2016/TT-BCT có quy định về thử nghiệm hiệu suất năng lượng như sau:
Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
1. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng bao gồm: tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất); tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
2. Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng phải đáp ứng Điều kiện sau:
a) Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Chương II Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
b) Tổ chức thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
3. Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.
4. Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
5. Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.
Như vậy, những tổ chức thử nghiệm hiệu suất năng lượng bao gồm: tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất) và tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
Hướng dẫn áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm đã qua sử dụng (Hình từ Internet)
Hướng dẫn áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm đã qua sử dụng?
Vừa qua Bộ Công Thương đã có Công văn 1077/BCT-TKNL năm 2023 về áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm đã qua sử dụng cụ thể như sau:
Căn cứ Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện;
Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới; Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng theo quy định tại Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương là áp dụng cho các sản phẩm mới, chưa qua sử dụng. Đối với các sản phẩm đã qua sử dụng thì không áp dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của lô hàng này cho các lô hàng khác.
Như vậy, đối với các sản phẩm đã qua sử dụng thì sẽ không áp dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của một lô hàng cho nhiều lô hàng khác.
Nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có những thông tin gì?
Tại Điều 6 Thông tư 36/2016/TT-BCT có quy định về dán nhãn năng lượng như sau:
Dán nhãn năng lượng
1. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
2. Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.
3. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
a) Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
b) Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
c) Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
d) Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
4. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
5. Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.
Như vậy, nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
- Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
- Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
- Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
- Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?