Bộ Công thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?
- Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
- Mục đích của kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
- Yêu cầu thực hiện kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Căn cứ quy định tại Mục II Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 522/QĐ-BCT năm 2023, kế hoạch có các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Quán triệt sâu sắc, phổ biến rộng rãi Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ
- Các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc:
+ Nhằm nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của Nghị quyết để có quyết tâm cao trong hành động.
- Công tác tuyên truyền Nghị quyết cần được tiến hành sâu rộng, hình thức phổ biến phong phú, đa dạng, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với từng đối tượng;
- Đẩy mạnh phương thức ứng dụng công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và thực hiện Nghị quyết hiệu quả.
Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Bộ và đơn vị mình theo quy định có trách nhiệm:
+ Chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành hướng dẫn cấp có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cập nhật hoặc triển khai bám sát mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2023 đồng bộ với Đề án tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn 2021-2030.
Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô
- Các Cục: Công Thương địa phương, Xúc tiến thương mại phối hợp cùng các bộ, ngành hướng dẫn hoặc cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Các Vụ:
+ Tổ chức cán bộ, Khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp cùng các đơn vị trong Bộ tham gia
+ Hoặc chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
+ Nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ quản lý công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi số, logistics của Thành phố Hà Nội.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị trong Bộ tham gia ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội nói chung, và các quy hoạch chuyên ngành như: quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy hoạch hạ tầng thương mại, trung tâm logistics,...;
Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô
- Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chủ trì, phối hợp cùng các Vụ:
+ Chính sách thương mại đa biên;
+ Thị trường châu Á - châu Phi, châu Âu - châu Mỹ; Cục Công Thương địa phương;
+ Sở Công Thương các địa phương đề xuất
- Hoặc tham gia ý kiến theo đề nghị của các cấp có thẩm quyền về công tác đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế; tăng cường liên kết các vùng, địa phương và cả nước.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị trong Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền liên quan đến cải cách thủ tục hành chính để tạo lập môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? (Hình từ Internet)
Mục đích của kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 522/QĐ-BCT năm 2023 quy định về mục đích của kế hoạch như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12 của Chính phủ để tổ chức triển khai các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương.
2. Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương tiến hành công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác triển khai Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12 của Chính phủ; đề xuất, trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn.
Theo đó, việc thực hiện kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được thực hiện nhằm mục đích:
+ Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương tiến hành công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác triển khai Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ;
+ Đề xuất, trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn.
Yêu cầu thực hiện kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 522/QĐ-BCT năm 2023 quy định về yêu cầu trong thực hiện kế hoạch như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12 của Chính phủ để tổ chức triển khai các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương.
2. Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương tiến hành công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác triển khai Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12 của Chính phủ; đề xuất, trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn.
Theo đó, việc thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần đáp ứng :
Cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ để tổ chức triển khai các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?