Ban quản trị nhà chung cư bị miễn nhiệm, bãi miễn thành viên trong trường hợp nào? Việc bầu lại thành viên Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như thế nào?
Trường hợp nào Ban quản trị nhà chung cư bị miễn nhiệm thành viên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý, sửa dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định như sau:
Miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Ban quản trị hoặc bãi miễn Ban quản trị nhà chung cư
1. Việc miễn nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên Ban quản trị thôi tham gia hoặc xin miễn nhiệm;
b) Thành viên Ban quản trị không còn là chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (đối với trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu);
c) Thành viên Ban quản trị chuyển đi nơi khác;
d) Trưởng Ban quản trị của tòa nhà chung cư tách khỏi cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Quy chế này;
đ) Thành viên Ban quản trị của tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Quy chế này.
...
Như vậy, việc miễn nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:
- Thành viên Ban quản trị thôi tham gia hoặc xin miễn nhiệm;
- Thành viên Ban quản trị không còn là chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư;
- Thành viên Ban quản trị chuyển đi nơi khác;
- Trưởng Ban quản trị của tòa nhà chung cư tách khỏi cụm nhà chung cư;
- Thành viên Ban quản trị của tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư trong trường.
Trường hợp nào Ban quản trị nhà chung cư bị miễn nhiệm thành viên? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào Ban quản trị nhà chung cư bị bãi nhiệm thành viên?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Quy chế quản lý, sửa dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định như sau:
Miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Ban quản trị hoặc bãi miễn Ban quản trị nhà chung cư
...
2. Việc bãi miễn Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có đề nghị của Ban quản trị hoặc đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này;
b) Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu;
c) Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
d) Thành viên Ban quản trị không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 06 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm.
...
Như vậy, việc bãi miễn tư cách thành viên Ban quản trị nhà chung cư chỉ được tiến hành khi có đề nghị của Ban quản trị hoặc đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ trong các trường hợp sau:
- Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho hội nghị nhà chung cư theo quy định;
- Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu;
- Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
- Thành viên Ban quản trị không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 06 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm.
Việc bầu lại thành viên Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Quy chế quản lý, sửa dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định như sau:
Miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Ban quản trị hoặc bãi miễn Ban quản trị nhà chung cư
...
3. Việc bầu lại thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp bầu thay thế Ban quản trị hoặc bầu thay thế Trưởng ban, Phó ban quản trị thì phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để quyết định theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này; trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi miễn Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế mà không phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường;
b) Trường hợp bầu thành viên Ban quản trị không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này thì Ban quản trị đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến của các đại diện chủ sở hữu căn hộ; nếu được tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định của hội nghị nhà chung cư đồng ý thì người được đề xuất được công nhận là thành viên Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không có đủ số người đồng ý theo quy định tại Điểm này thì phải họp hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà để bầu người thay thế theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
...
Như vậy, theo quy định trên việc tổ chức bầu lại thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư được thực hiện như sau:
- Tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Ban quản trị hoặc bầu thay thế Trưởng ban, Phó ban quản trị;
- Trường hợp miễn nhiệm hoặc bãi miễn Phó ban quản trị là đại diện của chủ đầu tư thì chủ đầu tư cử đại diện khác thay thế;
- Trường hợp bầu lại thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban thì Ban quản trị chỉ cần đề xuất người thay thế và gửi xin ý kiến của các đại diện chủ sở hữu căn hộ. Nếu được một nửa đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao hoặc có số lượng ít hơn theo quyết định của hội nghị nhà chung cư đồng ý thì người được đề xuất được công nhận thành viên Ban quản trị nhà chung cư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?