Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân mới nhất năm 2023?
- Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo mẫu nào?
- Trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân, việc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Hành vi mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo mẫu nào?
Phụ lục IV-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân như sau:
Tải về mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân: Tại đây
Theo quy định nêu trên, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân quy định tại Phụ lục IV-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân áp dụng theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân, việc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc thực hiện đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán doanh nghiệp như sau:
Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết
1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bán, tặng cho doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người mua, người được tặng cho, người thừa kế phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; chữ ký của người thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết;
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế;
c) Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế.
2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Theo đó, việc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Người mua doanh nghiệp tư nhân nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán và người mua doanh nghiệp tư nhân;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người mua doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế;
+ Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân;
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh:
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Trao Giấy biên nhận,
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Hành vi mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Điểm đ khoản 1 Điều 56 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:
Vi phạm về doanh nghiệp tư nhân
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
b) Không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán;
c) Không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký;
d) Thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
đ) Mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, tổ chức có hành vi mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?