Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng giấy khai sinh của NLĐ là người dân tộc thiểu số để chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên đúng không?
- Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng giấy khai sinh của người lao động là người dân tộc thiểu số để chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên đúng không?
- Mức vay bao nhiêu thì doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có tài sản bảo đảm tiền vay?
- Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng giấy khai sinh của người lao động là người dân tộc thiểu số để chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên đúng không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Lập hồ sơ vay vốn
...
2. Hồ sơ vay vốn
...
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019
...
2. Thay thế một số cụm từ tại điểm b khoản 2 Điều 28 như sau:
Thay thế cụm từ “bản sao Chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú” và cụm từ “bản sao Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú” bằng cụm từ “bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh”.
...
Như vậy, từ ngày 01/01/2023, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng giấy khai sinh của người lao động là người dân tộc thiểu số để chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên trong hồ sơ vay vốn.
(1) Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số như sau:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có), bao gồm: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
(2) Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số bao gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có), bao gồm:
Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng giấy khai sinh của NLĐ là người dân tộc thiểu số để chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên đúng không? (Hình từ Internet)
Mức vay bao nhiêu thì doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có tài sản bảo đảm tiền vay?
Theo Điều 27 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm tiền vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Theo đó, mức vay từ 100 triệu đồng trở lên doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý như sau:
+) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;
+) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt.
Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?