Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)? Các yêu cầu khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)?

Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)? Các yêu cầu khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)? Câu hỏi của anh Long (Biên Hòa)

Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)?

Vừa qua tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2023 Chính phủ đã có Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023.

Cụ thể tại Mục 1 Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023 Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) như sau:

Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi):
Chính phủ đánh giá cao Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các bộ, cơ quan có liên quan, khẩn trương, trách nhiệm trong việc lập Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô[1]. Việc sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012 là rất cần thiết, nhằm xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù, có tính đột phá, tạo điều kiện để Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, mạnh, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển, tạo động lực phát triển, tập trung các nguồn lực đầu tư mạnh cho Thủ đô.
Chính phủ cơ bản thống nhất với các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) do Bộ Tư pháp trình, về các chính sách cụ thể: tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; cơ chế huy động nguồn lực, nâng cao năng lực tài chính - ngân sách cho phát triển của Thủ đô; hoàn thiện các quy định về quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô; cơ chế, chính sách xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; cơ chế, chính sách phát triển văn hóa và giáo dục, đào tạo Thủ đô; huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; cơ chế, chính sách phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; cơ chế, chính sách liên kết, phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, văn minh, năng động, trở thành khu vực trọng điểm.

Như vậy, liên quan đến vấn đề xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Chính phủ đánh giá cao Bộ Tư pháp trong việc chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các bộ, cơ quan có liên quan, khẩn trương, trách nhiệm trong việc lập Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chính phủ cơ bản thống nhất với các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) do Bộ Tư pháp trình, về các chính sách cụ thể: tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)? Các yêu cầu khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)?

Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)? Các yêu cầu khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)?(Hình từ Internet)

Các yêu cầu khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)?

Cũng theo Mục 1 Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023 các yêu cầu khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) như sau:

Đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
...
Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật bảo đảm các yêu cầu sau:
- Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, văn bản của các cơ quan có thẩm quyền khác có liên quan để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương này, tạo điều kiện để Thủ đô phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
- Trong quá trình xây dựng Luật cần rà soát chọn lọc một số giải pháp chính sách trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tránh trùng lặp với các chính sách chung áp dụng trong phạm vi cả nước, rà soát, chọn lọc các quy định có liên quan tới Thủ đô, luật hóa các quy định tại văn bản dưới luật; đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho một số tỉnh, thành phố trong thời gian qua; chọn lọc những cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả trong thực tiễn để đưa vào dự án Luật này; quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô để tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng, thực thi Luật Thủ đô.
- Các chính sách cần kế thừa, bổ sung, luật hóa những quy định hiện hành đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp, ưu tiên các cơ chế chính sách trọng điểm, đặc thù trong vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, xây dựng hạ tầng, giao thông, môi trường, văn hóa, khoa học và công nghệ như: cơ chế huy động nguồn lực hợp tác công tư (trong đó có các hình thức BT, BOT...); cơ chế đầu tư hạ tầng giao thông hiệu quả nhằm giảm tải, giảm áp lực về hạ tầng giao thông; huy động các nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả,...
- Các chính sách cần bảo đảm yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính; phân cấp, phân quyền trong quản lý kết hợp phân bổ nguồn lực hợp lý; tổ chức bộ máy, biên chế khả thi, hiệu quả; có chính sách đột phá, thu hút được các nguồn lực, nhân tài cho sự phát triển của Thủ đô; có cơ chế kiểm soát quyền lực, thanh tra, giám sát, bảo đảm sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của Thủ đô.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, xây dựng, nhà ở (đặc biệt là nhà ở xã hội), giao thông, môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, cơ chế thu hút nhân tài; cơ chế thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; cơ chế thu hút nguồn lực phát triển các lĩnh vực về: văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, môi trường,...
- Về mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội: rà soát, hoàn thiện các quy định cụ thể theo hướng Tổ chức chính quyền Thành phố thực hiện theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 (không tổ chức Hội đồng nhân dân phường), bổ sung chính quyền thành phố thuộc Thành phố Hà Nội; tiếp tục hoàn thiện bộ máy chính quyền các cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
- Về thời gian trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10 năm 2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024).

Trên đây là các yêu cầu của Chính phủ giao Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật Thủ đô hiện hành có những văn bản hướng dẫn nào?

Luật Thủ đô hiện hành là Luật Thủ đô 2012. Luật Thủ đô 2012 được ban hành này 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 có tổng cộng 4 chương và 27 Điều.

Các văn bản hướng dẫn Luật Thủ đô 2012 gồm có:

Nghị định 91/2021/NĐ-CP về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô

Nghị định 63/2017/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội

Trân trọng!

Đề nghị xây dựng luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đề nghị xây dựng luật
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)? Các yêu cầu khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đề nghị xây dựng luật
1,181 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đề nghị xây dựng luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đề nghị xây dựng luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào