Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có được kiểm tra sức khỏe không?

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có phải kiểm tra sức khỏe không? Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có được ở buồng riêng không? Các trường hợp chuyển giao người bị tạm giam?

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có được kiểm tra sức khỏe không?

Căn cứ Điều 16 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ sở giam giữ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra thông tin để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền;
2. Lập biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo;
3. Chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản và vào sổ theo dõi người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
4. Phổ biến, hướng dẫn, giải thích quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam và nội quy của cơ sở giam giữ; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.

Theo đó, trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam được tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể theo quy định.

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có phải kiểm tra sức khỏe không?

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có phải kiểm tra sức khỏe không? (Hình từ Internet)

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có được ở buồng riêng không?

Theo Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
a) Người bị tạm giữ;
b) Người bị tạm giam;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Phụ nữ;
đ) Người nước ngoài;
e) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
g) Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
h) Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
i) Người bị kết án tử hình;
k) Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
l) Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
m) Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2. Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
3. Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;
b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.

Theo đó, trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng thuận tiện cho người bị tạm giữ chăm sóc con.

Các trường hợp chuyển giao người bị tạm giam?

Tại Điều 21 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.
2. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.
3. Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.

Theo đó, các trường hợp chuyển giao người bị tạm giam bao gồm:

- Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.

- Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.

- Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.

Trân trọng!

Người bị tạm giam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người bị tạm giam
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị tạm giam mất quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ ăn, mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo mẹ là người bị tạm giam có được kiểm tra sức khỏe không?
Hỏi đáp pháp luật
Trong một tháng người bị tạm giam được cấp bao nhiêu ký gạo?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về cách giải quyết đối với người đang bị tạm giam chết trong nhà tạm giam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người bị tạm giam
Phan Hồng Công Minh
675 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người bị tạm giam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào