Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi nào?

Cho anh hỏi thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi nào? Câu hỏi của anh Quân (Bình Phước)

Có các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nào?

Tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Như vậy, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

- Tạm giữ người;

- Áp giải người vi phạm;

- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

- Khám người;

- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

- Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi nào?

Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính?

Tại Điều 120 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:

Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ 120 đến 132 của Luật này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Chương II của Phần này.
3. Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
4. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:

- Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật.

- Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết

- Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.

- Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi nào?

Tại Điều 121 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:

Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Trường hợp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng theo quy định của Luật này thì quyết định áp dụng biện pháp đó phải được huỷ bỏ.
2. Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

Như vậy, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bị thay thế khi không còn cần thiết hoặc không còn phù hợp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
659 lượt xem
Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào