Người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được giảm thời hạn chấp hành phần thời gian còn lại khi nào?
Người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được giảm thời hạn chấp hành phần thời gian còn lại khi nào?
Khoản 1 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trường hợp được giảm thời hạn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03 tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
...
Theo quy định nêu trên, việc giảm thời hạn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục bắt buộc được thực hiện đối với người đã chấp hành một nửa thời hạn giáo dục và có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công.
Người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được giảm thời hạn chấp hành phần thời gian còn lại khi nào? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?
Khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về các đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên:
Đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên:
Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Những trường hợp nào thuộc đối tượng không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?
Khoản 2 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm g khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Theo đó, những trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc gồm:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người chưa đủ 18 tuổi;
- Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biếu quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Giá xuất hóa đơn hàng biếu tặng được xác định như thế nào?
- Tổng hợp Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024-2025 tải về nhiều nhất?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025: Giảm 1 buổi thi, giảm 2 môn thi?
- Mẫu thông báo thưởng tết Nguyên đán dành cho doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ 5 Thông tư về cấp Sổ đỏ từ ngày 01/01/2025?