Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung cơ bản nào?

Cho anh hỏi quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung cơ bản nào? Câu hỏi của anh Bình (Sóc Trăng)

Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung cơ bản nào?

Tại Điều 28 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chưa thành niên;
d) Lý do áp dụng;
đ) Họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
e) Thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định;
g) Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
h) Trách nhiệm của người chưa thành niên nếu tiếp tục vi phạm pháp luật;
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên để thực hiện.

Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung cơ bản sau:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định;

- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chưa thành niên;

- Lý do áp dụng;

- Họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;

- Thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định;

- Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;

- Trách nhiệm của người chưa thành niên nếu tiếp tục vi phạm pháp luật;

- Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung cơ bản nào?

Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung cơ bản nào? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do ai cấp?

Tại Điều 47 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình cho người chưa thành niên trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người chưa thành niên chấp hành xong biện pháp.
2. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được lưu hồ sơ.
Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận gửi cho gia đình của người chưa thành niên.

Như vậy, giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

Trách nhiệm của gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình?

Tại Điều 44 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Trách nhiệm của gia đình người chưa thành niên:
a) Quản lý, giám sát người chưa thành niên;
b) Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Định kỳ hằng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.
2. Tổ chức được phân công phối hợp giám sát có trách nhiệm phân công người trực tiếp phối hợp với gia đình để quản lý, giám sát người chưa thành niên.
3. Cá nhân được tổ chức phân công, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao trách nhiệm phối hợp giám sát phải phối hợp cùng với gia đình người chưa thành niên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch để giám sát người chưa thành niên. Kế hoạch phối hợp giám sát gồm các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ giám sát cụ thể, thời hạn thực hiện và phải được gửi cho tổ chức được phân công phối hợp giám sát và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương;
c) Giúp đỡ, động viên người chưa thành niên sửa chữa sai phạm.

Như vậy, trách nhiệm của gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

- Quản lý, giám sát người chưa thành niên;

- Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;

- Định kỳ hằng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên;

- Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.

Trân trọng!

Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực từ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung cơ bản nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
711 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào