Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực từ khi nào?
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực từ khi nào?
Tại Điều 28 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chưa thành niên;
d) Lý do áp dụng;
đ) Họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
e) Thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định;
g) Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
h) Trách nhiệm của người chưa thành niên nếu tiếp tục vi phạm pháp luật;
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên để thực hiện.
Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực từ khi nào? (Hình từ Internet)
Người được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 45 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Quyền của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Được học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú;
b) Không bị phân biệt đối xử;
c) Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Được các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập;
đ) Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật;
e) Được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và các hành vi hành chính khác trong quá trình chấp hành quyết định.
2. Nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Tích cực học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;
c) Chịu sự giáo dục, quản lý, giám sát của gia đình, nhà trường và người được phân công phối hợp giám sát.
Như vậy, người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Quyền của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
+ Được học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú;
+ Không bị phân biệt đối xử;
+ Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
+ Được các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập;
+ Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật;
+ Được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định;
+ Khiếu nại, khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và các hành vi hành chính khác trong quá trình chấp hành quyết định.
- Nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
+ Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Tích cực học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;
+ Chịu sự giáo dục, quản lý, giám sát của gia đình, nhà trường và người được phân công phối hợp giám sát.
Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm những tài liệu gì?
Tại Điều 48 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, gồm các tài liệu sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
b) Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
c) Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có);
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quản lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định.
Như vậy, hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình bao gồm các tài liệu như sau:
- Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
- Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
- Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?