Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong giai đoạn nào?

Cho anh hỏi biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong giai đoạn nào? Câu hỏi của anh Quỳnh (Hà Nội)

Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong giai đoạn nào?

Tại Điều 24 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong các giai đoạn sau đây:
a) Xem xét đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
c) Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến;
d) Sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phải lập bản cam kết gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
b) Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát để giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
c) Báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý người chưa thành niên;
d) Thực hiện tốt việc giáo dục, quản lý để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm có:
a) Văn bản đề nghị của người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị, trong đó nêu rõ thông tin về nhân thân của người chưa thành niên; đề xuất áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; lý do đề nghị áp dụng; dự kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên;
b) Hồ sơ của người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
c) Văn bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Như vậy, biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong giai đoạn sau đây:

- Xem xét đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến;

- Sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong giai đoạn nào?

Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)

Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là bao lâu?

Tại Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 5 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình; có thời gian để giáo dục, quản lý, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.

Như vậy, thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là từ 03 tháng đến 06 tháng.

Trách nhiệm của gia đình người chưa thành niên trong việc thi hành biện pháp quản lý tại gia đình?

Tại Điều 44 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về việc phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Trách nhiệm của gia đình người chưa thành niên:
a) Quản lý, giám sát người chưa thành niên;
b) Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Định kỳ hằng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.
2. Tổ chức được phân công phối hợp giám sát có trách nhiệm phân công người trực tiếp phối hợp với gia đình để quản lý, giám sát người chưa thành niên.
3. Cá nhân được tổ chức phân công, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao trách nhiệm phối hợp giám sát phải phối hợp cùng với gia đình người chưa thành niên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch để giám sát người chưa thành niên. Kế hoạch phối hợp giám sát gồm các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ giám sát cụ thể, thời hạn thực hiện và phải được gửi cho tổ chức được phân công phối hợp giám sát và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương;
c) Giúp đỡ, động viên người chưa thành niên sửa chữa sai phạm.

Như vậy, gia đình người chưa thành niên có những trách nhiệm trong thi hành biện pháp quản lý tại gia đình như:

- Quản lý, giám sát người chưa thành niên;

- Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;

- Định kỳ hằng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên;

- Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.

Trân trọng!

Biện pháp quản lý tại gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp quản lý tại gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng trong giai đoạn nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện chuyển áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình
Hỏi đáp pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bản cam kết đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Những trường hợp được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình bao gồm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp quản lý tại gia đình
479 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp quản lý tại gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào