Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình?
Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình?
Tại Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Quản lý tại gia đình
1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
5. Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình? (Hình từ Internet)
Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 5 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình; có thời gian để giáo dục, quản lý, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
Như vậy, người vi phạm hành chính được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
- Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình;
- Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có những nội dung gì?
Tại Điều 28 Nghị định 120/2021/NĐ-CP có quy định về quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chưa thành niên;
d) Lý do áp dụng;
đ) Họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
e) Thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định;
g) Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
h) Trách nhiệm của người chưa thành niên nếu tiếp tục vi phạm pháp luật;
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên để thực hiện.
Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm các nội dung cơ bản sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chưa thành niên;
- Lý do áp dụng;
- Họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
- Thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định;
- Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát;
- Trách nhiệm của người chưa thành niên nếu tiếp tục vi phạm pháp luật;
- Quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?