Những công chức cấp huyện nào thuộc đối tượng được luân chuyển?
Những công chức cấp huyện nào thuộc đối tượng được luân chuyển?
Tại Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về đối tượng, phạm vi luân chuyển công chức cấp huyện như sau:
Đối tượng, phạm vi luân chuyển
1. Đối tượng luân chuyển:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, những công chức cấp huyện thuộc đối tượng luân chuyển bao gồm:
- Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
- Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
- Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
Những công chức cấp huyện nào thuộc đối tượng được luân chuyển? (Hình từ Internet)
Kế hoạch luân chuyển công chức cấp huyện gồm những nội dung gì?
Tại Điều 58 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về kế hoạch luân chuyển công chức như sau:
Kế hoạch luân chuyển
1. Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức, cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch luân chuyển gồm những nội dung sau:
a) Nhu cầu, vị trí luân chuyển;
b) Hình thức luân chuyển;
c) Địa bàn luân chuyển;
d) Thời hạn luân chuyển;
đ) Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
e) Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
g) Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
2. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, lập danh sách công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển.
Như vậy, kế hoạch luân chuyển công chức cấp huyện gồm có những nội dung như:
- Nhu cầu, vị trí luân chuyển;
- Hình thức luân chuyển;
- Địa bàn luân chuyển;
- Thời hạn luân chuyển;
- Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
- Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
- Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
Công chức cấp huyện được luân chuyển có trách nhiệm gì?
Tại Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức câp huyện như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
1. Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
2. Trách nhiệm thực hiện:
a) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;
c) Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá công chức luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;
d) Công chức được luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;
đ) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;
e) Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.
Như vậy, công chức được luân chuyển phải:
Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến;
Tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý;
Giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?