Công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị miễn nhiệm khi nào?
Công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị miễn nhiệm khi nào?
Khoản 1 Điều 36 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định các trường hợp công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị xem xét miễn nhiệm như sau:
Miễn nhiệm đối với CCVC lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với CCVC lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm.
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ.
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Theo quy định nêu trên, công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị miễn nhiệm khi:
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.
- Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ.
- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo bị miễn nhiệm khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những giấy tờ nào?
Khoản 4 Điều 36 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về hồ sơ xem xét miến nhiệm công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Miễn nhiệm đối với CCVC lãnh đạo, quản lý
...
4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm
a) Đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện như quy định tại khoản 5 Điều 34 Quy chế này.
b) Đối với viên chức quản lý thực hiện như quy định tại khoản 5 Điều 35 Quy chế này.
Khoản 5 Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
...
5. Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm
a) Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
b) Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
c) Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
Theo đó, hồ sơ xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
- Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
- Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
Thủ tục xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như thế nào?
Khoản 2 Điều 36 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về thủ tục xem xét miến nhiệm công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Miễn nhiệm đối với CCVC lãnh đạo, quản lý
...
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với CCVC lãnh đạo, quản lý:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ.
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Theo đó, việc xem xét miến nhiệm công chức lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như sau:
Bước 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ.
Bước 2: Trong 30 ngày từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín.
Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?