Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2019/TT-BNV, thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển có các thành phần như sau:
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã dự tuyển được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 13/2019/TT-BNV thì không yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng đã đạt được, có nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác;
- Trường hợp xét tuyển công chức là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải có ý kiến bằng văn bản của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Quyết định phê chuẩn, công nhận giữ các chức vụ, chức danh cán bộ cấp xã, hay tuyển dụng vào viên chức, lực lượng vũ trang...; quyết định được xếp lương hay bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nghề nghiệp; xác nhận đóng bảo hiểm xã hội; quyết định nâng bậc lương gần nhất.
Thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển có những gì? (Hình từ Internet)
Công chức cấp xã bao gồm những vị trí nào?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV, công chức cấp xã bao gồm các vị trí như:
- Công chức Trưởng Công an xã
- Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã
- Công chức Văn phòng - Thống kê
- Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
- Công chức Tài chính - kế toán
- Công chức Tư pháp - hộ tịch
- Công chức Văn hóa - xã hội
Công chức cấp xã ở vị trí công chức Tài chính - kế toán thực hiện những nhiệm vụ gì?
Khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của chức danh công chức Tài chính - kế toán như sau:
Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
...
5. Công chức Tài chính - kế toán
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản...) theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Theo đó, công chức Tài chính - kế toán có nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên;
+ Quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản...) theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?