Để trở thành viên chức đăng kiểm hạng II có bắt buộc phải có bằng đại học không?
Để trở thành viên chức đăng kiểm hạng II có bắt buộc phải có bằng đại học không?
Điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp viên chức đăng kiểm hạng II như sau:
Viên chức đăng kiểm hạng II - Mã số: V.12.31.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm.
Theo đó, để trở thành viên chức đăng kiểm hạng II cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm.
Vậy, không bắt buộc phải có bằng đại học mới được làm viên chức đăng kiểm hạng II mà có thể sử dụng bằng cấp khác nhưng không được thấp hơn bằng tốt nghiệp đại học.
Để trở thành viên chức đăng kiểm hạng II có bắt buộc phải có bằng đại học không? (Hình từ Internet)
Chức danh viên chức đăng kiểm hạng II cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT quy định về các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với chức danh viên chức đăng kiểm hạng II như sau:
Viên chức đăng kiểm hạng II - Mã số: V.12.31.02
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm;
b) Nắm vững các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đăng kiểm; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm;
c) Có năng lực nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu xây dựng kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;
d) Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong ngành, lĩnh vực được giao;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, viên chức đăng kiểm hạng II cần đáp ứng những tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ như:
- Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm;
- Nắm vững các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đăng kiểm; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm;
- Có năng lực nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu xây dựng kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;
- Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong ngành, lĩnh vực được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Nhiệm vụ của viên chức đăng kiểm hạng II là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT, viên chức đăng kiểm hạng II có những nhiệm vụ như:
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm;
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm;
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; chủ trì hoặc tham gia tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
*Lưu ý: Thông tư 45/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?