Trong các quy định mới về đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, hành vi nào được coi là dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải?
- Hành vi nào được coi là dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam theo quy định mới?
- Thế nào là hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam?
- Tàu thuyền nước ngoài có hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi nào được coi là dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam theo quy định mới?
Mới đây, Bộ Quốc Phòng ban hành một số quy định mới hướng dẫn việc thực hiện một số quy định trong xử lý vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
Trong đó, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định các hành vi được coi là là dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải quy định tại Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
1. Hành vi dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhưng dừng lại hoặc neo đậu trong lãnh hải Việt Nam mà không phải do gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
Theo đó, hành vi dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam là:
Hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhưng dừng lại hoặc neo đậu trong lãnh hải Việt Nam mà không phải do gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
Trong các quy định về đi qua không gây hại, hành vi nào được coi là dừng lại, neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Thế nào là hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về các hành vi được coi là hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải quy định tại Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
...
2. Hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam đã đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam do Chính phủ Việt Nam thiết lập để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh mà chưa được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.
...
Theo quy định nêu trên, hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam là:
Hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam đã đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam do Chính phủ Việt Nam thiết lập.
Tàu thuyền nước ngoài có hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam của tàu thuyền nước ngoài như sau:
Vi phạm các quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi dừng lại, neo đậu trái phép trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cập mạn, tiếp xúc với tàu thuyền khác trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Bốc, dỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa, tiền tệ hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh.
...
Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, tàu thuyền nước ngoài có hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với cá nhân vi phạm và từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng với tổ chức vi phạm.
*Lưu ý: Thông tư 105/2022/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?