Công tác cấp cứu người bệnh trong việc khám bệnh chữa bệnh bao gồm những hoạt động nào?

Công tác cấp cứu người bệnh trong việc khám bệnh chữa bệnh bao gồm những hoạt động nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Công tác cấp cứu người bệnh bao gồm những hoạt động nào?

Tại Điều 61 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định những hoạt động trong công tác cấp cứu người bệnh như sau:

Cấp cứu
1. Hoạt động cấp cứu bao gồm:
a) Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cấp cứu ngoại viện.
2. Việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh. Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.
3. Khi việc cấp cứu cần sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
b) Đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hỗ trợ cấp cứu;
c) Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa;
d) Chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
5. Hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
a) Hoạt động sơ cứu do người có kiến thức hoặc đã qua đào tạo về cấp cứu ngoại viện thực hiện;
b) Hoạt động cấp cứu do cấp cứu viên ngoại viện hoặc người hành nghề thực hiện.
6. Hệ thống cấp cứu ngoại viện được tổ chức dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây:
a) Phù hợp với quy mô dân số;
b) Phù hợp với đặc điểm địa lý của từng địa bàn;
c) Bảo đảm khả năng tiếp nhận và vận chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn nhất.
7. Kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước; hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu; chi phí vận chuyển và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình vận chuyển cấp cứu đối với trường hợp tai nạn, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh; chi phí quản lý, vận hành cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước;
b) Người sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện chi trả chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 18 và Điều 110 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống cấp cứu ngoại viện của Nhà nước trên địa bàn quản lý.
9. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm kinh phí cho hoạt động cấp cứu quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

Theo đó, hoạt động cấp cứu sẽ bao gồm: cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cấp cứu ngoại viện.

Công tác cấp cứu người bệnh trong việc khám bệnh chữa bệnh bao gồm những hoạt động nào?

Công tác cấp cứu người bệnh trong việc khám bệnh chữa bệnh bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Tại Điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về nguyên tắc sử dụng thuốc trong việc khám bệnh chữa bệnh như sau:

Sử dụng thuốc trong điều trị
1. Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý vả hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;
b) Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;
c) Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.

Theo đó, việc sử dụng thuốc trong khám bệnh chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý vả hiệu quả;

- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;

- Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.

Hội chẩn trong việc khám bệnh chữa bệnh được hiểu như thế nào?

Tại Điều 64 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về việc hội chẩn trong khám bệnh chữa bệnh như sau:

Hội chẩn
1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;
c) Hội chẩn khác.
3. Các phương thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn trực tiếp;
b) Hội chẩn từ xa.
4. Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.

Theo đó, hội chẩn trong khám bệnh chữa bệnh được hiểu là việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn là bệnh gì? Triệu chứng nhiễm liên cầu lợn ở người là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của Quý 1 năm 2025 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh viện mắt trung ương bảng giá cập nhật mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh X là bệnh gì? Bệnh COVID 19 có thuộc bệnh được khám chữa bệnh từ xa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
18 dữ liệu cung cấp cho Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt chỉ được thực hiện bởi những người hành nghề là Công dân Việt Nam đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2027, khai thác và sử dụng dữ liệu của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin về hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh định kỳ 6 tháng, 12 tháng từ 1/1/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Huỳnh Minh Hân
2,865 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào