Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa trên căn cứ nào?
Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT quy định căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật, yêu cầu cơ bản, năng lực thực hiện, trình độ tổ chức, hạ tầng công nghệ liên quan đến công trình thủy lợi, tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi và quy định pháp luật hiện hành.
- Chế độ kế toán, tài chính, chế độ làm việc của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Điều kiện thực tế về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính của đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
- Đặc thù hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng của vùng.
- Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan.
Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật gồm những phương pháp nào?
Theo Điều 10 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT quy định phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
Đơn vị chủ trì xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật lựa chọn một hoặc đồng thời các phương pháp dưới đây:
1. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Dựa vào số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Phương pháp so sánh
Dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Phương pháp tiêu chuẩn
Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.
4. Phương pháp phân tích thực nghiệm
Dựa vào kết quả triển khai khảo sát, thực nghiệm (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế theo từng quy trình, nội dung công việc để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức (lựa chọn những công việc không xác định được qua ba phương pháp trên hoặc xác định được nhưng chưa chính xác mà cần phải kiểm nghiệm thực tế).
Theo đó, phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật gồm phương pháp thống kê, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp tiêu chuẩn; phương pháp phân tích thực nghiệm.
Xây dựng chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi có kết cấu và nội dung như thế nào?
Tại Điều 19 Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT quy định kết cấu và nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi như sau:
Kết cấu và nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định theo hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp, chế độ chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Một số chi phí quản lý doanh nghiệp chính như sau:
1. Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ.
2. Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
3. Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí phải nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Chi phí dự phòng (nếu có): Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Chi cho công tác thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các đối tượng phải thu (nếu có).
6. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, như: chi điện, nước, điện thoại, mạng internet, xăng dầu, chi khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ, nhân viên, người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định, chi về thuê chuyên gia trong và ngoài nước, tiền thuê tài sản cố định,...
7. Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, chi đào tạo, tập huấn cán bộ, chi công tác phí, tàu xe, chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (nếu có) và chi phí hợp lý khác về chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Căn cứ quy định trên, kết cấu và nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí vật liệu quản lý
- Chi phí đồ dùng văn phòng
- Thuế, phí và lệ phí
- Chi phí dự phòng (nếu có)
- Chi cho công tác thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các đối tượng phải thu (nếu có)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Thông tư 27/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 28/02/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?