Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự là gì?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự là gì?
Tại Điều 3 Nghị định 02/2019/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
3. Phòng thủ dân sự được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự.
4. Tăng cường, củng cố năng lực phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ trước khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh; tích cực thực hiện phương châm phòng là chính; chủ động ứng phó kịp thời khi có thảm họa, chiến tranh, khắc phục hậu quả; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
5. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự.
Như vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự là:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
-. Phòng thủ dân sự được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự.
- Tăng cường, củng cố năng lực phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ trước khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh; tích cực thực hiện phương châm phòng là chính; chủ động ứng phó kịp thời khi có thảm họa, chiến tranh, khắc phục hậu quả; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm những gì?
Tại Điều 4 Nghị định 02/2019/NĐ-CP có quy định về Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự như sau:
Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án về phòng thủ dân sự;
b) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
d) Chỉ đạo, điều hành phòng thủ dân sự;
đ) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, trang bị, phương tiện, công trình phòng thủ dân sự;
e) Quy định và hướng dẫn bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự;
g) Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng thủ dân sự; kiểm định và chứng nhận các điều kiện an toàn về phương tiện và an toàn phòng thủ dân sự;
h) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng thủ dân sự;
i) Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
k) Kiểm tra, thanh tra nhà nước về phòng thủ dân sự;
n) Tổ chức thống kê nhà nước về phòng thủ dân sự;
m) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm về phòng thủ dân sự.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự;
b) Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trên phạm vi cả nước;
d) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án về phòng thủ dân sự;
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
- Chỉ đạo, điều hành phòng thủ dân sự;
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, trang bị, phương tiện, công trình phòng thủ dân sự;
- Quy định và hướng dẫn bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự;
- Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng thủ dân sự; kiểm định và chứng nhận các điều kiện an toàn về phương tiện và an toàn phòng thủ dân sự;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng thủ dân sự;
- Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
- Kiểm tra, thanh tra nhà nước về phòng thủ dân sự;
- Tổ chức thống kê nhà nước về phòng thủ dân sự;
- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm về phòng thủ dân sự.
Trang bị phòng thủ dân sự có những gì?
Tại Điều 8 Nghị định 02/2019/NĐ-CP có quy định về trang bị phòng thủ dân sự bao gồm như sau:
- Trang thiết bị phòng, chống chiến tranh: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương tổng hợp danh mục các loại phương tiện, trang bị, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động phòng, chống chiến tranh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; đồng thời hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trong huấn luyện, diễn tập và khi có tình huống xảy ra.
- Trang thiết bị trung tâm điều hành về dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động và trang thiết bị phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương, địa phương hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Từ 01/01/2025, lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?
- violympic.vn đăng nhập vào thi trên hệ thống Violympic năm học 2024 - 2025?
- Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng 2025 được nghỉ Tết chưa?
- 4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?