Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ gì? Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối bao nhiêu thành viên?
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ gì?
Điều 3 Nghị định 03/2023/NĐ-CP quy định về Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
4. Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
5. Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về lĩnh vực công tác được phân công.
Theo quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa bao nhiêu thành viên?
Điều 4 Nghị định 03/2023/NĐ-CP quy định về thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa 15 thành viên, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, một hoặc một số Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác.
2. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tham gia hoạt động tố tụng cạnh tranh theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định nêu trên, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa 15 thành viên, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, một hoặc một số Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những quyền gì trong lĩnh vực tố tụng cạnh tranh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 03/2023/NĐ-CP, trong tố tụng cạnh tranh Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có những quyền hạn như:
- Phát hiện, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Tiếp nhận, xác minh, đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp; tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;
- Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận, thụ lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Tham gia tố tụng hành chính liên quan đến quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh có dấu hiệu của tội phạm;
- Tiếp nhận, xem xét đơn xin hưởng khoan hồng, quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về tố tụng cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
*Lưu ý: Nghị định 03/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?