Nhiệm vụ của hoạt động phòng thủ dân sự là gì? Lực lượng phòng thủ dân sự có những thành phần nào?
Nhiệm vụ của hoạt động phòng thủ dân sự là gì?
Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nhiệm vụ của phòng thủ dân sự như sau:
Phòng thủ dân sự
1. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
2. Nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;
b) Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;
c) Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;
d) Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;
đ) Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
Theo quy định nêu trên, phòng thủ quân sự có nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;
- Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;
- Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;
- Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
Nhiệm vụ của hoạt động phòng thủ dân sự là gì? (Hình từ Internet)
Lực lượng phòng thủ dân sự có những thành phần nào?
Khoản 3 Điều 13 Luật Quốc phòng 2018 quy định về thành phần của lực lượng phòng thủ dân sự như sau:
Phòng thủ dân sự
1. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
2. Nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;
b) Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;
c) Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;
d) Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;
đ) Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
3. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Lực lượng nòng cốt gồm Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các Bộ, ngành trung ương, địa phương;
b) Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Theo quy định nêu trên, lực lượng phòng thủ dân sự gồm:
- Lực lượng nòng cốt gồm Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các Bộ, ngành trung ương, địa phương;
- Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Điều 3 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
3. Phòng thủ dân sự được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự.
4. Tăng cường, củng cố năng lực phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ trước khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh; tích cực thực hiện phương châm phòng là chính; chủ động ứng phó kịp thời khi có thảm họa, chiến tranh, khắc phục hậu quả; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
5. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự.
Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức;
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
- Phòng thủ dân sự được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự.
- Tăng cường, củng cố năng lực phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên;
- Phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ trước khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh; tích cực thực hiện phương châm phòng là chính;
- Chủ động ứng phó kịp thời khi có thảm họa, chiến tranh, khắc phục hậu quả; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động phòng thủ dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?