Việc kiểm điểm đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện ở đâu?
Việc kiểm điểm Ủy viên Bộ Chính trị được thực hiện ở đâu?
Căn cứ tiểu tiết 2.2 tiết 2 tiểu mục A Mục II Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định về nơi kiểm điểm đối với cá nhân đảng viên như sau:
I. NỘI DUNG
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
...
2. Nơi kiểm điểm
...
2.2. Đối với cá nhân
- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
- Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt còn thực hiện kiểm điểm như sau:
+ Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.
+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương kiểm điểm trước ban thường vụ cấp Ủy mà mình tham gia; ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.
...
Theo quy định nêu trên về tự phê bình và phê bình, đảng viên là Ủy viên Bộ Chính trị tiến hành kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt và kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị; trước tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên.
Việc kiểm điểm đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện ở đâu? (Hình từ Internet)
Việc kiểm điểm đảng viên là cán bộ lãnh đạo gồm những nội dung nào?
Tiểu tiết 3.2 tiết 3 tiểu mục A Mục II Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định về nội dung kiểm điểm đối với đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý như sau:
I. NỘI DUNG
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNhH
...
3. Nội dung kiểm điểm
...
3.2. Đối với đảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý
...
b) Kiểm điểm cán bộ lãnh đạo, quản lý
Ngoài những nội dung nêu tại khoản a) trên đây, còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:
- Kết quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, trách nhiệm của cá nhân trong tham gia cùng tập thể lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; quan hệ, phối hợp với cấp ủy và tập thể lãnh đạo, quản lý; thái độ công tâm, khách quan; việc quy tụ, đoàn kết nội bộ và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.
- Ý thức đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi. Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, người lao động. Trách nhiệm nêu gương theo quy định của Trung ương và cấp ủy các cấp.
Theo đó, đối với các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý việc kiểm điểm đảng viên gồm:
- Kết quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, trách nhiệm của cá nhân trong tham gia cùng tập thể lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị;
Quan hệ, phối hợp với cấp ủy và tập thể lãnh đạo, quản lý; thái độ công tâm, khách quan; việc quy tụ, đoàn kết nội bộ và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.
- Ý thức đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi. Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, người lao động. Trách nhiệm nêu gương theo quy định của Trung ương và cấp ủy các cấp.
Nội dung kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo, quản lý các cấp gồm những gì?
Tiểu tiết 3.1 tiết 3 tiểu mục A Mục II Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định về nội dung kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:
I. NỘI DUNG
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNhH
...
3. Nội dung kiểm điểm
3.1. Đối với tập thể lãnh đạo, quản lý
- Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp trên.
- Kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chỉ tiêu, nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm (nếu có).
- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định, quy chế làm việc.
- Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và thi đua, khen thưởng.
- Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.
- Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).
Khi kiểm điểm phải làm rõ trách nhiệm của tập thể và mỗi thành viên, nhất là người đứng đầu trong từng hạn chế, khuyết điểm của tập thể và đề ra biện pháp khắc phục có tính khả thi.
Theo đó, nội dung kiểm điểm đối với tập thể lãnh đạo, quản lý các cấp có thể kể đến gồm việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của cấp trên.
Kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác năm của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chỉ tiêu, nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm (nếu có)....
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?