Từ 01/03/2023, giảm thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp?
- Từ 01/03/2023, giảm thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
- Thời gian làm việc của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp từ ngày 01/03/2023 như thế nào?
- Định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học là bao nhiêu?
Từ 01/03/2023, giảm thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 06 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này là 04 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp.
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
2. Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 04 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này là 03 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp.
Như vậy, theo quy định mới, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên giảm như sau:
- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp: thời gian nghỉ hè hằng năm giảm từ 08 tuần xuống 06 tuần; thời gian nghỉ hè hằng năm của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy giảm từ 06 tuần xuống 04 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ sơ cấp: thời gian nghỉ hè hằng năm giảm từ 06 tuần xuống còn 04 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy giảm từ 05 tuần xuống còn 03 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.
Từ 01/03/2023, giảm thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp từ ngày 01/03/2023 như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian làm việc của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp từ ngày 01/03/2023 như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;
d) Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá quy định tại điểm b khoản này thì được giảm giờ theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
...
Căn cứ quy định trên, thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ và được quy định cụ thể như trên.
Định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học là bao nhiêu?
Tại Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có quy định định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học như sau:
Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo để quyết định định mức giờ giảng và số giờ tối thiểu mà nhà giáo phải giảng dạy cho phù hợp trong năm học.
...
Theo đó, định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học: Từ 350 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 400 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?