Hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng được hiểu như thế nào?

Hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng được hiểu như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng được hiểu như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BQP có quy định cụ thể đối với hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng như sau:

Hành vi vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
...
3. Hành vi “không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên không đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP .

Theo đó, hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên không đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng được hiểu như thế nào?

Hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào được xem là hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự?

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2023/TT-BQP có quy định về những hành vi được xem là gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6; khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8, khoản 9, khoản 12 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là một trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng các biện pháp cố tình làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân ngay trước hoặc trong quá trình khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận đó là hành vi gian dối, như: Sử dụng các loại thuốc, chất kích thích, chất cấm; tự gây thương tích, tổn hại sức khỏe của bản thân, hoặc biện pháp khác làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.
b) Sửa chữa kết quả phân loại sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
c) Nhờ người khác kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.

Theo đó, có 03 hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bao gồm:

- Sử dụng các biện pháp cố tình làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân ngay trước hoặc trong quá trình khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận đó là hành vi gian dối.

- Sửa chữa kết quả phân loại sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Nhờ người khác kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.

Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ được hiểu như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2023/TT-BQP có quy định cụ thể về hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ như sau:

Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6; khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 8, khoản 9, khoản 12 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
...
2. Hành vi “gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ” quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân so với kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đã được Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự xác nhận đủ điều kiện để nhập ngũ.

Như vậy, hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ là hành vi sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân so với kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đã được Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự xác nhận đủ điều kiện để nhập ngũ.

Trân trọng!

Đăng ký nghĩa vụ quân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký nghĩa vụ quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký nghĩa vụ quân sự tuổi 17 có khám không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự? Ai có quyền ra lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội cướp giật tài sản đã được xóa án tích có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền ra lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự? Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào phải đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng? Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị di chứng do bệnh phong có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự trong năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 10 loại bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đang bị phạt cải tạo không giam giữ có được đăng kí nghĩa vụ quân sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký nghĩa vụ quân sự
Huỳnh Minh Hân
507 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đăng ký nghĩa vụ quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký nghĩa vụ quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào