Để trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng yêu cầu gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Để trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng yêu cầu gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội như sau:
Nhân viên công tác xã hội - Mã số: V.09.04.03
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao;
b) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
c) Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội;
d) Có kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng;
đ) Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.
Theo đó, để trở thành nhân viên công tác xã hội, viên chức cần có:
- khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao;
- Kỹ năng sử dụng bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội;
- kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng;
- Khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.
Để trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng yêu cầu gì về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ? (Hình từ Internet)
Nhân viên công tác xã hội có yêu cầu về trình độ đào tạo bồi dưỡng thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên công tác xã hội như sau:
Nhân viên công tác xã hội - Mã số: V.09.04.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Theo quy định nêu trên, nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo bồi dưỡng đó là:
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên ngành công tác nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Nhân viên công tác xã hội thực hiện các nhiệm vụ gì theo quy định của pháp luật?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội như sau:
Nhân viên công tác xã hội - Mã số: V.09.04.03
1. Nhiệm vụ
a) Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
b) Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;
c) Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
d) Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
đ) Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được phân công;
e) Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
g) Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;
h) Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
i) Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.
Các nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?