Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những giấy tờ nào?

Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những giấy tờ nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những giấy tờ nào?

Tại Điều 13 Thông tư 24/2022/TT-BNPTNT có quy định về hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp cơ sở chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 16, chủ cơ sở gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: đơn đăng ký, bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật.

Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những giấy tờ nào?

Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)

Trong thời hạn bao lâu sau khi nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật?

Tại Điều 14 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.

Như vậy, trong thời hạn 05 ngày sau khi nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày thẩm định xong, cơ quan thú y sẽ thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở?

Tại Điều 15 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về tổ chức đánh giá cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Tổ chức đánh giá cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
2. Thành phần Đoàn đánh giá gồm:
a) Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan thú y;
b) Thành viên: Là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cấp phòng của Cơ quan thú y và các đơn vị khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá: Không quá 05 người.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định.

Thành phần Đoàn đánh giá sẽ bao gồm trưởng đoàn và thành viên. Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá Không quá 05 người.

Những nội dung nào là nội dung đánh giá tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật?

Tại Điều 16 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về các nội dung đánh giá tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Nội dung đánh giá tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư này. Đối với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu, cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó.
2. Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở.
4. Trong quá trình đánh giá tại cơ sở, nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, Đoàn đánh giá thực hiện lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
5. Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá:
a) Lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục VII (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục X (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
c) Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.
6. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y
a) Đoàn đánh giá áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình). Cơ quan thú y cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đối với cơ sở đạt yêu cầu theo quy định;
b) Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
c) Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật;
d) Tạm hoãn tối đa 06 tháng hoạt động đánh giá định kỳ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

Trên đây là nội dung đánh giá tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật.

Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Trân trọng!

An toàn dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn dịch bệnh động vật
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung nào sẽ có trong kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn dịch bệnh động vật
Huỳnh Minh Hân
390 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn dịch bệnh động vật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào