Cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi nào?
Cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi nào?
Tại Điều 11 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về điều kiện để cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh như sau:
Tình trạng dịch bệnh tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn toàn dịch bệnh
1. Đối với các cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi đáp ứng:
a) Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận;
b) Địa bàn cấp xã nơi có cơ sở đăng ký không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký;
c) Tần suất, phương pháp lấy mẫu thực hiện theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 Thông tư này. Mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
2. Đối với các cơ sở không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này: Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký và mẫu giám sát có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
Theo đó, đối với các cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi trong thời gian dưới 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi:
- Không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận;
- Địa bàn cấp xã nơi có cơ sở đăng ký không có bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; và các điều kiện khác theo quy định.
Cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi nào? (Hình từ Internet)
Những thông tin, dữ liệu nào phải lưu trữ khi công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật?
Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về những thông tin, dữ liệu phải lưu trữ khi công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
1. Thông tin, dữ liệu phải lưu giữ
a) Thực hành an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, ứng phó dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc và quản lý của cơ sở;
b) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào cơ sở;
c) Hoạt động phòng bệnh cho động vật nuôi (loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin); nguồn thức ăn (loại, số lượng); hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc (loại hóa chất khử trùng, liều lượng); nhật ký người ra, vào cơ sở;
d) Thông tin về tình trạng dịch bệnh tại cơ sở và các biện pháp xử lý động vật mắc bệnh (nếu có): Thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo từng ngày, kết quả xét nghiệm (phòng xét nghiệm, loại mẫu, số lượng mẫu, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm); thuốc, vắc xin thú y và thời gian sử dụng; biện pháp xử lý động vật mắc bệnh; cấp nước, xử lý nước thải; xử lý môi trường và biện pháp chống dịch;
đ) Tài liệu đào tạo, tập huấn;
e) Hồ sơ gốc đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.
2. Thời gian lưu giữ dữ liệu, tài liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, thông tin về thực hành an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, ứng phó dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc và quản lý của cơ sở; thông tin vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào cơ sở;... thì cần phải lưu trữ.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc khi công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về những điều kiện của hệ thống truy xuất nguồn gốc khi công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc
a) Đảm bảo lưu giữ đầy đủ các loại thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có biện pháp đánh dấu, nhận diện đối với từng cá thể hoặc có biện pháp truy xuất phù hợp đối với cơ sở chăn nuôi, ao nuôi, đợt nuôi theo hướng dẫn của Cơ quan thú y;
c) Hệ thống dữ liệu phải bảo đảm truy xuất được động vật đưa vào, ra khỏi cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tình trạng sức khỏe động vật và các hoạt động thú y có liên quan trong suốt quá trình nuôi;
d) Có hệ thống quản lý, nhận diện nguồn gốc, xuất xứ toàn bộ các lô thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm nhập vào và sử dụng trong cơ sở.
Căn cứ theo quy định hiện hành, hệ thống truy xuất nguồn gốc phải:
- Đảm bảo lưu giữ đầy đủ các loại thông tin, dữ liệu;
- Có biện pháp đánh dấu, nhận diện đối với từng cá thể hoặc có biện pháp truy xuất phù hợp đối với cơ sở chăn nuôi, ao nuôi, đợt nuôi theo hướng dẫn của Cơ quan thú y; ... và các nội dung khác theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?