Nội dung nào sẽ có trong kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật?

Nội dung nào sẽ có trong kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Nội dung nào sẽ có trong kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật?

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Kế hoạch ứng phó dịch bệnh
...
2. Nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh
a) Dự phòng các nguồn lực, bảo đảm phân công rõ trách nhiệm những người tham gia, đáp ứng yêu cầu để xử lý dịch bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng hoặc tại khu vực xung quanh; dự phòng đủ kinh phí, hóa chất, bảo hộ cá nhân, phương tiện, dụng cụ chuyên dùng để xử lý dịch bệnh; có phương án xử lý động vật chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và động vật tại cơ sở hoặc vùng theo quy định;
b) Báo cáo cho chính quyền địa phương và Cơ quan thú y về tình hình và các biện pháp xử lý dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng để xác định nguyên nhân và hạn chế lây lan dịch bệnh;
c) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện điều tra, chẩn đoán, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh;
d) Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo quy định;
đ) Chỉ nuôi, thả lại tại nơi đã xảy ra dịch bệnh sau khi đã xử lý xong dịch bệnh động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.

Theo đó, nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm các nội dung: dự phòng các nguồn lực, bảo đảm phân công rõ trách nhiệm những người tham gia, đáp ứng yêu cầu để xử lý dịch bệnh;

Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng hoặc tại khu vực xung quanh;

Dự phòng đủ kinh phí, hóa chất, bảo hộ cá nhân, phương tiện, dụng cụ chuyên dùng để xử lý dịch bệnh;

Có phương án xử lý động vật chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và động vật tại cơ sở hoặc vùng theo quy định; và các nội dung khác theo quy định.

Nội dung nào sẽ có trong kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật?

Nội dung nào sẽ có trong kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật? (Hình từ Internet)

Cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu cần phải thực hiện các công việc gì?

Tại Điều 9 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về các công việc của cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu như sau:

Cơ sở, vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu
1. Cơ sở, vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu phải thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Căn cứ quy định, yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu và hướng dẫn của Cục Thú y, chủ cơ sở (đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh) hoặc Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh) tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học, kế hoạch giám sát dịch bệnh và kế hoạch ứng phó dịch bệnh.
3. Tần suất, số lượng mẫu, phương thức giám sát, tỷ lệ lưu hành theo quy định của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc theo hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới.
4. Mẫu giám sát phải được xét nghiệm tại phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Thông tư này.

Như vậy, cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu cần phải thực hiện các công việc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học, kế hoạch giám sát dịch bệnh và kế hoạch ứng phó dịch bệnh và các công việc khác theo quy định.

Để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thì cần đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 10 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về các điều kiện để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Điều kiện được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y
a) Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;
b) Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;
d) Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
đ) Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;
g) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật
a) Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư này;
b) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Theo đó, để được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thì cần đáp ứng điều kiện:

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y;

- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật; Không xảy ra dịch bệnh động vật; bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

An toàn dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn dịch bệnh động vật
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm những giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở lần đầu có hoạt động chăn nuôi được xem xét công nhận an toàn dịch bệnh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung nào sẽ có trong kế hoạch ứng phó dịch bệnh tại vùng an toàn dịch bệnh động vật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn dịch bệnh động vật
816 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn dịch bệnh động vật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào