Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền hạn gì?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền hạn gì?
Tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định về quyền hạn của trung tâm như sau:
Quyền hạn của Trung tâm
1. Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:
a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;
b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức theo đề án thành lập Trung tâm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm;
d) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật;
đ) Tuyển sinh và quản lý học sinh, học viên; phát triển chương trình giáo dục của Trung tâm; tổ chức biên soạn, lựa chọn tài liệu học tập, đồ dùng, đồ chơi, học liệu theo quy định của pháp luật;
e) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực về chuyên môn hoặc tài chính để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tổ chức cho giáo viên cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp.
3. Được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục.
4. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyền hạn của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bao gồm: Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;
Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm;
Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật;... và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập gồm những chức vụ nào?
Tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định về Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: giám đốc, phó giám đốc; các phòng chức năng/chuyên môn (hoặc tổ chuyên môn, tổ hành chính/văn phòng); lớp học (nếu có); tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể (nếu có); hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn (nếu có).
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bao gồm: giám đốc, phó giám đốc; các phòng chức năng/chuyên môn (hoặc tổ chuyên môn, tổ hành chính/văn phòng); lớp học (nếu có); tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể (nếu có); hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn (nếu có).
Để trở thành Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định về điều kiện để trở thành Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Giám đốc Trung tâm
1. Giám đốc Trung tâm là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức bộ máy và chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo bổ nhiệm giám đốc Trung tâm công lập, công nhận giám đốc Trung tâm tư thục.
2. Giám đốc Trung tâm phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
b) Có bằng cử nhân trở lên trong lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, trường hợp không tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt thì có thêm chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
3. Nhiệm kỳ giám đốc Trung tâm là 05 năm.
Theo đó, để trở thành Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì cần phải có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
Có bằng cử nhân trở lên trong lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo... và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?