Kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung nào?

Kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung nào?

Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Kế hoạch giám sát dịch bệnh
...
3. Nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh
a) Theo dõi, ghi chép tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu động vật nghi mắc bệnh, các triệu chứng, bệnh tích của bệnh trong suốt quá trình nuôi;
b) Quy trình báo cáo dịch bệnh cho nhân viên thú y, chính quyền hoặc cơ quan thú y địa phương trong trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm; kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và tổ chức điều tra dịch tễ, xác định nguyên nhân;
c) Giám sát tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn, các dấu hiệu động vật nuôi đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm khang định động vật nuôi đạt mức độ đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn;
d) Đối tượng giám sát: Động vật giống, động vật nuôi, động vật hoang dã mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn; vật chủ trung gian có khả năng mang tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn. Đối với động vật thủy sản, ngoài các đối tượng lấy mẫu giám sát nêu trên phải bổ sung thêm mẫu giám sát là thức ăn tươi sống (nếu có) và nguồn nước cấp cho khu vực sản xuất;
đ) Địa điểm giám sát: Khu vực sản xuất, nơi cách ly động vật, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật, nguồn cung cấp nước, khu vực có nguy cơ xuất hiện tác nhân gây bệnh;
e) Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu giám sát: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Theo đó, nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: theo dõi, ghi chép tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu động vật nghi mắc bệnh, các triệu chứng, bệnh tích của bệnh trong suốt quá trình nuôi; giám sát tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn, các dấu hiệu động vật nuôi đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm khang định động vật nuôi đạt mức độ đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn;... và một số nội dung khác theo quy định.

Kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung nào?

Kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Thời gian bắt đầu thực hiện giám sát kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật là khi nào?

Tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về thời gian bắt đầu thực hiện giám sát kế hoạch giám sát dịch bệnh tại cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Kế hoạch giám sát dịch bệnh
...
4. Thời gian giám sát
a) Thời gian giám sát được tính từ ngày chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh;
b) Thời gian giám sát đảm bảo tối thiểu 12 tháng (bao gồm cả thời gian nghỉ giữa các vụ nuôi trong năm) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.

Như vậy, thời gian giám sát được tính từ ngày chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh;Thời gian giám sát đảm bảo tối thiểu 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.

Việc lấy mẫu và xét nghiệm mẫu đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn trong cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc lấy mẫu và xét nghiệm mẫu đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn trong cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu
1. Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn
a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thống kê;
b) Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin: Thực hiện giám sát bệnh để phát hiện tác nhân gây bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên; số lượng mẫu giám sát theo quy định tại mục I của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm 100% số mẫu âm tính với bệnh đăng ký công nhận an toàn (không có tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên);
c) Cơ sở áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin: Thực hiện giám sát sau tiêm phòng để đánh giá đáp ứng miễn dịch; số lượng mẫu giám sát sau tiêm phòng theo quy định tại mục II của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; tỷ lệ động vật có đáp ứng miễn dịch đối với bệnh đăng ký công nhận an toàn phải dạt từ 70% trở lên;
d) Trường hợp kết quả giám sát sau tiêm phòng không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện giám sát sau tiêm phòng, cơ sở được phép áp dụng giám sát bệnh để phát hiện tác nhân gây bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên theo quy định tại điểm b khoản này, hoặc thực hiện việc tiêm phòng lại và giám sát sau tiêm phòng để đánh giá đáp ứng miễn dịch theo quy định tại điểm c khoản này;
đ) Tần suất lấy mẫu: Lấy mẫu tối thiểu 02 lần/12 tháng, mỗi lần cách nhau ít nhất 03 tháng đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh; lấy mẫu tối thiểu 01 lần/12 tháng đối với cơ sở duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh.

Theo đó, việc lấy mẫu và xét nghiệm mẫu đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn được áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thống kê. Tùy vào cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin hoặc cơ sở áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin mà việc lấy mẫu và xét nghiệm mẫu sẽ có sự khác nhau.

Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Trân trọng!

Giám sát dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám sát dịch bệnh
Hỏi đáp pháp luật
Các hoạt động của chủ nuôi trồng thủy sản trong việc giám sát dịch bệnh động vật
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về giám sát dịch bệnh động vật
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm báo cáo giám sát dịch bệnh thủy sản?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản?
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt khi không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật
Hỏi đáp pháp luật
Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thuỷ sản tại cơ sở được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám sát dịch bệnh
Huỳnh Minh Hân
1,969 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào