Kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật được xây dựng, rà soát, điều chỉnh như thế nào?
- Kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật được xây dựng, rà soát, điều chỉnh như thế nào?
- Nội dung kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như thế nào?
- Cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật có trách nhiệm như thế nào đối với kế hoạch an toàn sinh học?
- Kế hoạch giám sát dịch bệnh được Xây dựng, rà soát, điều chỉnh như thế nào?
Kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật được xây dựng, rà soát, điều chỉnh như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
Kế hoạch an toàn sinh học
1. Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch an toàn sinh học
a) Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất tại cơ sở; ứng phó kịp thời với những thay đổi mối nguy gây mất an toàn sinh học tại cơ sở và các khu vực xung quanh; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất tại vùng; ứng phó kịp thời với những thay đổi mối nguy gây mất an toàn sinh học tại vùng và các khu vực xung quanh; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
...
Theo đó, đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch. Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch.
Kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật được xây dựng, rà soát, điều chỉnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung kế hoạch an toàn sinh học đối với cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
Kế hoạch an toàn sinh học
...
2. Nội dung kế hoạch an toàn sinh học
a) Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành;
b) Nhận diện, phân tích nguy cơ và các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở hoặc vùng;
c) Tổng hợp, cung cấp thông tin, số liệu, bằng chứng về các nguy cơ dịch bệnh, khả năng tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào hoặc phát tán ra khỏi cơ sở hoặc vùng thông qua các hoạt động tại cơ sở hoặc vùng.
...
Theo đó, nội dung kế hoạch an toàn sinh học bao gồm: các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi; nhận diện, phân tích nguy cơ và các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở hoặc vùng; tổng hợp, cung cấp thông tin, số liệu, bằng chứng về các nguy cơ dịch bệnh, khả năng tác nhân gây bệnh.
Cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật có trách nhiệm như thế nào đối với kế hoạch an toàn sinh học?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm của cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với kế hoạch an toàn sinh học:
Kế hoạch an toàn sinh học
...
3. Cơ sở, vùng phải tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng về kiểm soát dịch bệnh đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn cho người trực tiếp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và những người khác có liên quan của cơ sở, vùng.
...
Như vậy, cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật có trách nhiệm phải tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng về kiểm soát dịch bệnh đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn cho người trực tiếp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và những người khác có liên quan của cơ sở, vùng.
Kế hoạch giám sát dịch bệnh được Xây dựng, rà soát, điều chỉnh như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch giám sát dịch bệnh như sau:
Kế hoạch giám sát dịch bệnh
1. Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch giám sát dịch bệnh
a) Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện, bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Thú y và các khoản 2, 3 và 4 Điều này; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện, bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Luật Thú y và các khoản 2, 3 và 4 Điều này; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
Như vậy, đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện, bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Thú y và các quy định liên quan. Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện, bảo đảm tuân thủ theo quy định.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Luật tổ chức chính quyền địa phương hợp nhất mới nhất năm 2024?