Thẩm quyền đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn
1. Theo quy định của Luật hộ tịch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là bằng chứng pháp lý để xác định quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên (quan hệ vợ, chồng; quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản...), đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng.
Do kết hôn là một sự kiện hộ tịch quan trọng trong cuộc đời của mỗi công dân nên Luật hộ tịch quy định sau khi đăng ký kết hôn, công dân đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật được cấp bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Giấy chứng nhận kết hôn có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?