Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm gì trong thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên?
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm gì trong thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên?
- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên là gì?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm gì trong thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên?
Điều 37 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm
1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định các quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý các cấp về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Quy chế này
3. Hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp tình hình hoạt động của Trung tâm và gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo./.
Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.; hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp tình hình hoạt động của Trung tâm và gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý các cấp về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm gì trong thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên? (Hình từ Internet)
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên?
Điều 35 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau:
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Quy chế này đối với các Trung tâm.
b) Kiểm tra, thanh tra tổ chức và hoạt động và xử lý vi phạm đối với các Trung tâm theo quy định.
c) Công khai danh sách các Trung tâm, các cam kết chất lượng, điều kiện đảm bảo chất lượng, thời gian thành lập, địa điểm được cấp phép hoạt động của các Trung tâm trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo để người học và xã hội có thể giám sát.
d) Định kỳ hằng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hướng dẫn các Trung tâm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về giáo dục nghề nghiệp tại Trung tâm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền quy định.
Theo đó, trong tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, Sở giáo dục có trách nhiệm:
- Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Quy chế này đối với các Trung tâm.
- Kiểm tra, thanh tra tổ chức và hoạt động và xử lý vi phạm đối với các Trung tâm theo quy định.
- Công khai danh sách các Trung tâm, các cam kết chất lượng, điều kiện đảm bảo chất lượng, thời gian thành lập, địa điểm được cấp phép hoạt động của các Trung tâm trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo để người học và xã hội có thể giám sát.
- Định kỳ hằng năm, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên là gì?
Điều 34 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Quy chế này đối với các Trung tâm trên địa bàn.
2. Bố trí đủ nguồn lực để Trung tâm thực hiện theo Quy chế này.
3. Giao cơ quan, chuyên môn trực tiếp quản lý hoặc phân cấp quản lý các Trung tâm trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh đảm bảo hoạt động chất lượng, hiệu quả các chương trình giáo dục, đào tạo; giải quyết khó khăn, vướng mắc theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này theo thẩm quyền và theo chế độ phân cấp quản lý hiện hành; xử lý vi phạm đối với các Trung tâm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Củng cố, phát triển mạng lưới Trung tâm gắn với công tác xây dựng xã hội học tập của địa phương.
Vậy, trong công tác tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ:
- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Quy chế này đối với các Trung tâm trên địa bàn.
- Bố trí đủ nguồn lực để Trung tâm thực hiện theo Quy chế này.
- Giao cơ quan, chuyên môn trực tiếp quản lý hoặc phân cấp quản lý các Trung tâm trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh đảm bảo hoạt động chất lượng, hiệu quả các chương trình giáo dục, đào tạo; giải quyết khó khăn, vướng mắc theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này theo thẩm quyền và theo chế độ phân cấp quản lý hiện hành; xử lý vi phạm đối với các Trung tâm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Củng cố, phát triển mạng lưới Trung tâm gắn với công tác xây dựng xã hội học tập của địa phương.
*Lưu ý: Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22 tháng 02 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?