Pháp luật cuộc sống
Trên cơ sở lời trình bày của ông, có 3 nội dung cần trao đổi như sau:
Một là, về thực hiện quyền sử dụng đất (QSDĐ): Tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn QSDĐ khi có giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế QSDĐ thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền. Theo quy định trên, đất do cha mẹ để lại cho 8 chị em ông nên QSDĐ được xem như là của chung 8 người, vả lại ông cũng chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ nên ông không có quyền chuyển nhượng QSDĐ cho người khác.
Hai là, thực hiện chuyển QSDĐ vừa phải tuân thủ hình thức, vừa phải thực hiện đúng cơ quan thẩm quyền công chứng, chứng thực. Tại khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã.
Theo quy định, chuyển nhượng QSDĐ vừa phải được lập hợp đồng bằng văn bản, vừa phải được công chứng hoặc chứng thực, nhưng giữa ông với ông Út chuyển nhượng QSDĐ bằng giấy tay, điều này cũng không phù hợp với quy định của pháp luật.
Ba là, do việc chuyển nhượng QSDĐ giữa ông với ông Út không phù hợp quy định pháp luật, nên ông Út lấy phần đất của ông sang cho ông Út để tiếp tục sang cho người khác cũng không đúng.
Vì vậy, ông có quyền yêu cầu Tòa án nơi có đất tọa lạc hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông với ông Út và giữa ông Út với người mua ở Cần Thơ. Còn hậu quả việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các bên sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?