Đơn phương ly hôn khi bị chồng đánh đập
Theo Luật Hôn nhân và gia đình, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ sơ sinh, Luật có hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng là: “ Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Hạn chế này không áp dụng trong trường hợp người vợ có yêu cầu ly hôn.
Theo quy định trên, quyền yêu cầu ly hôn là quyền của cá nhân người vợ, người chồng hoặc của cả 2 người, không bắt buộc cả vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mới được Tòa án xem xét.
Việc ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo đó, nếu mâu thuẫn vợ chồng đến mức không thể điều hòa được thì người vợ có quyền yêu cầu xin ly hôn theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?