Sử dụng giấy tờ giả mạo để kết hôn là vi phạm pháp luật
Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn là quyền của cá nhân vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
Cơ sở để Tòa án giải quyết việc ly hôn chính là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Trong trường hợp có sự giả mạo trong việc sử dụng giấy tờ để đăng ký kết hôn thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Giấy chứng nhận kết hôn vi phạm sẽ bị thu hồi và tiêu hủy theo quy định.
Trong trường hợp này, coi như vợ chồng chung sống không đăng ký kết hôn, khi ly hôn Tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?