7 trường hợp không cấp sổ đỏ

7 trường hợp không cấp sổ đỏ là gì?

Nghị định số 43/CP quy định rõ việc xử lý, cấp sổ đỏ đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1-7-2014.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 43/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 1-7-2014. Đáng chú ý, theo nghị định này, có 7 trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ).

 
Xem xét cả đất chưa có quy hoạch
 
Cụ thể, 7 trường hợp không cấp sổ đỏ gồm: Tổ chức, cộng đồng dân cư được nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại điều 8 Luật Đất đai; người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích; người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất; người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường…; người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ; người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, UBND cấp xã được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
 
Điều 20 của nghị định quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15-10-1993, nay được xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm đề nghị cấp sổ đỏ là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận sử dụng đất.
 
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15-10-1993 đến trước 1-7-2004, nay được chính quyền xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất; phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch, chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được công nhận quyền sử dụng đất…
 
Nghị định cũng quy định rõ việc xử lý, cấp sổ đỏ đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1-7-2014; đất được giao không đúng thẩm quyền; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng và trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu; việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở…
 
Cụ thể hóa hạn mức chuyển quyền sử dụng đất
 
Nghị định cũng quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
 
Cụ thể, với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối..., không quá 30 ha/mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL; không quá 20 ha/mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Với đất trồng cây lâu năm, không quá 100 ha (các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng) và không quá 300 ha (trung du, miền núi); đất rừng sản xuất là rừng trồng thì không quá 150 ha (đồng bằng) và không quá 300 ha (trung du, miền núi).
 
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định nêu trên. 
 
 
Theo Bảo Trân (Người Lao Động)
 
Sổ đỏ
Hỏi đáp mới nhất về Sổ đỏ
Hỏi đáp Pháp luật
Phí cấp bản sao sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình thì con có quyền yêu cầu chia đất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn sang tên Sổ đỏ mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đính chính thông tin sổ đỏ mới nhất theo Nghị định 101?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào đất chưa có sổ đỏ nhưng vẫn được tặng cho?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất chưa có sổ đỏ có bán được không? Mua bán đất chưa có sổ đỏ có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ đỏ hộ gia đình được cấp trước đó có phải đi cấp đổi lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ tại Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung Sổ đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn đăng ký cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04/ĐK theo Nghị định 101?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sổ đỏ
Thư Viện Pháp Luật
281 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sổ đỏ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sổ đỏ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào