Uống rượu, tự gây tai nạn bị xử phạt 2,5 triệu đồng
Về vấn đề bạn hỏi, chúng tôi trả lời như sau:
1. Như bạn đã trình bày, trong quá trình điều khiển xe từ cơ quan về nhà cộng với trời mưa trơn nên đã tự té ngã và bất tỉnh.
Việc bạn uống rượu khi điều khiển xe đã vi phạm vào điểm b Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thêm vào đó, có thể trong quá trình kiểm tra sau vụ tai nạn do chính bạn gây ra và người chịu hậu quả là bạn, cảnh sát giao thông đã phát hiện bạn không mang giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới. Với các lỗi này: Theo quy định của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đối với người điều khiển xe máy vi phạm các quy định trên sẽ bị xử lý như sau:
Không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP.
Không có Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP;
Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP.
Như vậy, việc bạn uống rượu khi điều khiển phương tiện xe cơ giới và không mang các giấy tờ trên sẽ bị xử phạt mức phạt 2,5 triệu.
2. Như bạn trình bày, bạn tự té ngã và bất tỉnh, thì rõ ràng đây được coi là một vụ tai nạn hay tự nạn nghiêm trọng, tuy rằng những người đi đường khác chưa bị ảnh hưởng.
Bạn là nạn nhân của vụ tai nạn nhưng cũng chính là người gây ra vụ tai nạn trong cảnh có uống rượu bia. Chính vì vậy, theo Nghị định 71/2012/NĐ - CP quy định, ngoài việc bị phạt tiền, lái xe trong tình trạng say xỉn có thể bị phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe 60 ngày, vô thời hạn nếu gây TNGT nghiêm trọng.
Việc bạn bị tước GPLX 60 ngày là đúng.
Việc CSGT kiểm tra bạn sau khi tai nạn xảy ra không có Giấy phép lái xe, không có Giấy đăng ký xe của bạn đã vi phạm Điểm b, Điểm e, Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP nên bị tạm giữ phương tiện ngay đến 10 ngày.
Ở đây, sau khi vụ tai nạn xảy ra, bạn nên mang đầy đủ giấy tờ đế cơ quan công an để trình bày và nếu chưa lập biên bản thì bạn sẽ được bỏ qua các lỗi quên giấy tờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?