Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Như thế nào là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" trong Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Theo thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/2/2008, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự (với mức hình bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm):

a) Đã thu được lợi nhuận từ 150 triệu đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450 triệu đồng trở lên;

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

Theo quy định nói trên thì trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Quyền sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Quyền sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Xử phạt tổ chức giám định sở hữu công nghiệp vi phạm quy định về trình tự giám định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì phải chịu những hình phạt nào? Hàng hóa như thế nào thì được xem là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp xử lý đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp có giống nhau?
Hỏi đáp pháp luật
Gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp pháp luật
Những hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền sở hữu công nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
522 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền sở hữu công nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào