Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Theo thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/2/2008, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự (với mức hình bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm):
a) Đã thu được lợi nhuận từ 150 triệu đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450 triệu đồng trở lên;
c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Theo quy định nói trên thì trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?