Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam?
Tại Điều 7 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định cụ thể như sau:
“Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình tổ chức hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố hoặc công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức công bố theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Phân công một luật sư hướng dẫn quá 03 (ba) người tập sự hành nghề luật sư trong cùng một thời điểm;
c) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
d) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
d) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký;
đ) Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư;
e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình;
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động khi không bảo đảm có ít nhất 02 (hai) luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài;
h) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động luật sư.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết;
c) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác để hoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư;
d) Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về phạm vi hành nghề quy định tại Điều 70 của Luật luật sư;
g) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm c, d và h Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này,
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và g Khoản 4, Khoản 5, Điểm b Khoản 6 Điều này.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?